Công ty Thiết kế web

'Vũ khí' chống ồn hiệu quả

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi thanhhang_nguyen, 15/7/20.

  1. thanhhang_nguyen

    thanhhang_nguyen Active Member

    Hệ thống sử dụng một micro và 24 loa phát nhỏ, ứng dụng công nghệ tương tự như trên tai nghe cách âm.

    Theo New York Times, các nhà nghiên cứu tại Đại học công nghệ Nanyang Singapore, đã chế tạo thành công hệ thống tiêu âm có khả năng giảm tiếng ồn ào bên ngoài không gian sống xuống chỉ còn 10 dB.

    "Tôi sinh ra ở Singapore, đó là một thành phố nhỏ với rất nhiều tiếng ồn. Tôi luôn khao khát có thể giải quyết được vấn đề về âm thanh ở đó", Bhan Lam, một nhà nghiên cứu của dự án chia sẻ.sửa máy tính tại nhà quận 7

    sửa máy tính tại nhà quận 12

    sửa máy tính tại nhà quận gò vấp

    Kết quả của nhóm nghiên cứu được đăng tải trên trang Scientific Reports ngày 9/7. Mẫu thử chưa phải là thiết bị có thể ứng dụng trong cuộc sống, nhưng đã chỉ ra định hướng phát triển giúp giảm đáng kể tiếng ồn trong môi trường thành thị.

    Đầu tiên, các nhà nghiên cứu xác định cửa sổ chính là nguồn của tiếng ồn. Cách tốt nhất để giảm âm thanh chính là tại nguồn phát, cơ chế tương tự như nòng giảm thanh trên súng.

    Ứng dụng công nghệ tương tự như trên tai nghe chống ồn, hệ thống giảm âm của các nhà khoa học Singapore gồm 2 bộ phận chính: Một micro thu âm và 24 loa phát lắp đặt cố định trên cửa sổ.

    Micro được sử dụng để phát hiện các sóng âm thanh lặp đi lặp lại của nguồn tiếng ồn. Sóng âm thanh này truyền vào máy tính trung tâm để giải mã, tạo ra tần số âm tương tự, tiếp tục truyền tới 24 loa phát để phân tán và vô hiệu hóa nguồn tiếng ồn ban đầu.

    Hiện tại, phạm vi tối ưu của hệ thống là khoảng 300-1.000 Hz.

    Điểm mạnh của hệ thống giảm âm này là nó có thể xử lý những âm thanh có tính lặp lại như tiếng xe lửa, tiếng xe cộ di chuyển, âm thanh từ nhà máy hoặc công trình xây dựng, tiếng ca nhạc trong thời gian dài...

    Điểm yếu, hệ thống không thể ngay lập tức xử lý những âm thanh có tần số ngắn như tiếng còi xe, tiếng va chạm giao thông, tiếng người nói chuyện ở các tần số khác nhau.

    Ngoài ra, các nhà khoa học ghi nhận yếu tố thẩm mỹ và sự cản trở lưu thông không khí qua cửa sổ cũng là điểm hạn chế của hệ thống này.
     

trang này