Công ty Thiết kế web

Xã hội hóa biên soạn SGK: Giảm chi ngân sách, chống độc quyền

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 6/6/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Việc này cũng nhằm giảm chi ngân sách Nhà nước và chống độc quyền về SGK.

    Hướng đi phù hợp

    Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đoàn Đồng Nai), Nghị quyết 88 của Quốc hội “Về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông” có nêu: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn.

    Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: Bộ GD&ĐT không nhất thiết phải tổ chức biên soạn một bộ SGK. Vì nếu có thêm bộ sách của Bộ sẽ nảy sinh tâm lý: Các địa phương, trường sẽ lựa chọn sách của Bộ. Khi đó sẽ mất đi tính công bằng, cạnh tranh bình đẳng và làm mất đi ý nghĩa của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.

    [​IMG]

    Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.

    “Bộ GD&ĐT chỉ nên kiểm soát xem các bộ SGK đã bám sát chương trình giáo dục phổ thông hoặc có vi phạm gì về chính trị, xã hội hay không?” - đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề, đồng thời nhấn mạnh: Hiện có 5 bộ sách lớp 1 thực hiện theo chủ trương XHH. 5 bộ sách này được biên soạn bởi các chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, kinh nghiệm, và trình độ. Đây là kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận. Còn đi vào cụ thể phải qua thực tiễn chứng minh và qua “bộ lọc” là các thầy, cô giáo.

    Khẳng định xã hội hóa biên soạn SGK là hướng đi hợp lý, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc viện dẫn: Nhiều nước trên thế giới cũng tổ chức thực hiện theo phương thức này. Tuy nhiên, Nhà nước nên có cơ chế để động viên, khích lệ các tác giả, nhà xuất bản, để những bộ SGK được biên soạn theo hình thức xã hội hóa ngày càng chất lượng, giá thành rẻ, đáp ứng lòng mong mỏi của cử tri và học sinh trên cả nước.

    [​IMG]

    Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.

    Tin tưởng vào chất lượng

    Đại biểu Quốc hội Ka H’Hoa (Đoàn Đắk Nông) nêu ưu điểm từ chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK: Chống độc quyền và không phải sử dụng đến ngân sách Nhà nước để biên soạn SGK. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đã tiết kiệm được nguồn ngân sách quốc gia.

    Theo đại biểu Ka H’Hoa, chúng ta thực hiện thành công xã hội hóa biên soạn SGK, Bộ GD&ĐT không nhất thiết phải biên soạn thêm một SGK nữa. Bằng chứng là chúng ta có 5 bộ SGK lớp 1 của 3 nhà xuất bản thực hiện theo phương thức này và được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, ban hành, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học 2020 - 2021.

    “Tôi tin tưởng về chất lượng các bộ sách này. Vì tác giả biên soạn SGK đều là nhà khoa học có uy tín. Hơn nữa, các bộ sách được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định SGK do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập theo luật định. Như vậy, với những kết quả bước đầu của SGK lớp 1, theo tôi, chúng ta nên tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa biên soạn SGK giáo dục phổ thông cho các lớp còn lại” – đại biểu Ka H’Hoa nêu quan điểm.

    [​IMG]

    Đại biểu Quốc hội Ka H’Hoa.

    Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh: Xã hội hóa biên soạn SGK chính là thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội. Đây cũng là giải pháp chống độc quyền về SGK, nhưng đồng thời vẫn bảo đảm chất lượng cả nội dung, lẫn hình thức; đạt được mục đích giáo dục và đáp ứng yêu cầu mà Nhà nước đặt ra.

    Theo đại biểu Lê Thanh Vân, nếu đã có bộ SGK được thực hiện theo chủ chương xã hội hóa và đáp ứng được yêu cầu, nội dung phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông nên cân nhắc xem: Bộ GD&ĐT có nhất thiết phải biên soạn thêm một bộ SGK nữa hay không? Bởi nếu Bộ biên soạn có thể sẽ trùng lặp về nội dung, hình thức. Hơn nữa, thị trường SGK sẽ mất cân đối vì có thể xảy ra tình trạng: Nhiều địa phương, cơ sở giáo dục có tâm lý lựa chọn sách của Bộ GD&ĐT cho yên tâm.

    Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng: Xã hội hóa biên soạn SGK là cần thiết vì sẽ chống được yếu tố độc quyền, đồng thời tạo cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Bộ sách nào phù hợp với phương pháp giảng dạy, đối tượng học sinh sẽ xây dựng được hình ảnh và uy tín. Suy cho cùng, người được thụ hưởng những thành quả từ chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK chính là học sinh.


    Theo đại biểu Lê Thanh Vân, chúng ta đã có chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trên toàn quốc, và được coi là pháp lệnh, còn SGK là phương tiện giảng dạy của giáo viên; vì thế khi việc biên soạn SGK đã ổn định có thể số hóa các bộ sách, đưa lên Internet nhằm tiết kiệm chi phí cho xã hội.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này