Công ty Thiết kế web

Xây dựng tài liệu giáo dục địa phương: Đáp ứng đúng yêu cầu Chương trình GDPT mới

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 16/12/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Bộ tài liệu đang được kỳ vọng trở thành công cụ để chuyển tải tri thức, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách mang đậm phong vị của người dân Nam Bộ: Hào sảng, cởi mở, gần gũi, chân tình và hiện đại.

    Bộ tài liệu song ngữ đậm phong vị Nam Bộ

    Về tiến độ xây dựng bộ tài liệu này, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết: Sở đang tích cực, chủ động tham mưu cho thành phố chọn lọc thành viên các tổ trong hội đồng biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới.

    Đến nay, khung, sườn nội dung xây dựng bộ tài liệu đã được hình thành để xin ý kiến của các chuyên gia, tổ chức có chuyên môn, nhất là Ban Tuyên giáo, Hội Văn học - Nghệ thuật, Hội Lịch sử của thành phố; nhằm bảo đảm nội dung tài liệu giáo dục địa phương sát với thực tiễn địa phương và đáp ứng được yêu cầu của CTGDPT mới.

    Cụ thể hơn, ông Hiếu phân tích: Nội dung tài liệu giáo dục địa phương phải sát, đúng với yêu cầu của CTGDPT mới. Học theo tài liệu này, học sinh phải có kiến thức, hiểu được lịch sử phát triển của địa phương mình. Tài liệu phải được xây dựng dựa trên sườn chung, đó là có nội dung dạy chung cho học sinh toàn thành phố và có các chủ đề dạy học tự chọn.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa/ INT

    Các chủ đề, chủ điểm của bộ tài liệu phải bảo đảm tính bao quát rộng nhưng các chuyên đề sẽ đi sâu, đi sát về các giai đoạn lịch sử, địa lý, dần đi sâu về các ngành nghề truyền thống là thế mạnh của địa phương gắn với định hướng xây dựng thành phố hiện đại, văn minh để tiến tới hướng nghiệp cho học sinh ở bậc THCS, THPT.

    Đặc biệt, tài liệu giáo dục địa phương của TPHCM sẽ được biên soạn với hình thức song ngữ; nhằm giúp cho học sinh các cấp học có thể dùng tài liệu, kiến thức và vốn ngoại ngữ như là một bài thuyết minh về văn hóa, con người của thành phố với du khách quốc tế. Tiếp đó là tài liệu giáo dục địa phương phải mang tính tích cực, tư duy mở, thân thiện, nghĩa tình, hội nhập, phù hợp với con người, với môi trường đa văn hóa, năng động mang đậm bản sắc của Thành phố mang tên Bác.

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Việt Hà

    Nhiều thuận lợi khi biên soạn tài liệu giáo dục địa phương

    Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, TP đặt ra lộ trình đến tháng 3/2020 sẽ hoàn thành khung tài liệu giáo dục địa phương; đồng thời phân kỳ biên soạn bảo đảm đồng tốc với lộ trình đưa SGK mới vào giảng dạy của Bộ GD&ĐT ở các năm học tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu bắt đầu thực hiện ở lớp 1 từ năm học 2020 - 2021. Bảo đảm tài liệu giáo dục địa phương sẽ được Sở GD&ĐT Thành phố trình Bộ GD&ĐT phê duyệt theo tiến độ đưa bộ tài liệu vào giảng dạy từ năm 2020 - 2021 và các năm học tiếp theo.

    Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng cho biết: Ngành Giáo dục TPHCM đã chủ động xây dựng bộ tài liệu. Thành phố đã xây dựng được nhiều tài liệu giáo dục pháp luật, kỹ năng sống bổ trợ cho các hoạt động giáo dục trong các nhà trường những năm học gần đây. Đây là thuận lợi nhất định trong xây dựng tài liệu giáo dục địa phương.

    “Cùng với thành công bước đầu trong việc phối hợp biên soạn bộ SGK lớp 1, hy vọng rằng, bộ tài liệu giáo dục địa phương của TPHCM khi hoàn thành biên soạn sẽ đáp ứng được những tiêu chuẩn, tiêu chí của CTGDPT mới và kỳ vọng của giáo viên, học sinh toàn thành phố” - ông Hiếu khẳng định.

    Bá Hải

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này