Công ty Thiết kế web

Xét công nhận giáo viên giỏi: Giảm áp lực nhưng không xuê xoa

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 1/5/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    GV dạy giỏi phải là người có ảnh hưởng tốt, góp phần bồi dưỡng đồng nghiệp


    Để giáo viên thực sự được giảm tải

    Bộ GD&ĐT đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo thông tư quy định việc xét, công nhận GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi các cơ sở GD mầm non, phổ thông. Với 13 năm công tác, cô N.N - GV Trường Mầm non Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) từng 2 lần được công nhận GV dạy giỏi cấp thành phố. Lần thứ nhất được công nhận theo hình thức xét và lần thứ hai là thông qua hội thi GV dạy giỏi. Cả hai lần đều có những trình tự và quy định rất rõ. Cô N.N cho rằng, dù là hình thức nào cũng nhằm tạo điều kiện để GV thể hiện phẩm chất, được cống hiến với nghề và được tôn vinh vì đã có thành tích trong giảng dạy.

    Theo cô N.N, đối với bậc mầm non để đạt được GV dạy giỏi từ cấp trường đến cấp tỉnh, thành phố cần có những điều kiện rõ ràng và khác nhau về cấp bậc. Tuy nhiên, theo dự thảo thông tư thì những điều kiện để công nhận GV dạy giỏi từ cấp trường đến cấp thành phố chưa có sự khác nhau nhiều lắm. Cụ thể, điều kiện GV dạy giỏi cấp trường phải đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ mức khá trở lên. Đến cấp quận/huyện và tỉnh/thành phố cũng vẫn quy định như vậy. Nên chăng, các tiêu chí để đạt GV dạy giỏi ở các cấp này phải cao hơn để tương xứng với danh hiệu GV giỏi cấp quận/huyện hoặc GV giỏi cấp tỉnh/thành phố.

    Còn theo cô Phạm Thị Vân Anh - GV Trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), cần chi tiết hơn về tiêu chí xét công nhận GV dạy giỏi. Thậm chí trong hồ sơ minh chứng cần có cả phiếu đánh giá GV được xét công nhận. Điều mà cô Vân Anh băn khoăn là, giảm áp lực cho GV bằng việc dừng những hội thi GV dạy giỏi nhưng nếu chúng ta yêu cầu quá nhiều các chỉ tiêu trong hồ sơ thì không cẩn thận lại chuyển từ áp lực này sang áp lực khác, vì khi đó GV phải mất nhiều thời gian tập hợp các minh chứng để hoàn thiện hồ sơ. Do đó, Ban soạn thảo nên chọn những tiêu chí cót lõi, quan trọng để GV thực sự được giảm tải.

    Ở góc nhìn khác, cô Đào Thị Thủy - GV Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), cho rằng: Ở cấp quận/huyện và tỉnh/thành phố thì có thể xét công nhận GV dạy giỏi, nhưng ở cấp trường nên có hội thi. Mục đích là tạo động lực thi đua, phấn đấu cho GV trong trường. Khi tham gia hội thi GV giỏi cấp trường, họ sẽ có cơ hội nhìn lại quy trình dạy học của mình, có cơ hội áp dụng những phương pháp mới vào trong giảng dạy.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Không làm phức tạp thêm

    Đồng tình với chủ trương từ thi GV dạy giỏi sang xét công nhận GV dạy giỏi, ông Nguyễn Văn Đầm - Trưởng phòng GD Trung học (Sở GD&ĐT Thái Bình) cho rằng, để đạt GV dạy từ cấp quận/huyện trở lên thì bắt buộc GV đó phải được xét ở cấp trường. Theo đó phải có điều kiện: Thầy, cô giáo muốn đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp trường phải có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 3 năm trở lên. Đồng thời phải đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo từ loại khá trở lên.

    Theo ông Đầm, không nên thông qua đánh giá nhận xét của phụ huynh nhưng cần lấy ý kiến của HS. “Dù không thi GV dạy giỏi cấp quận/huyện trở lên nhưng ở cấp trường cũng nên có hội giảng nhằm duy trì phong trào thi đua 2 tốt. Do đó, để được công nhận GV giỏi cấp trường phải có bài hội giảng và được đánh giá cao ở hội giảng đó. Tiếp đến, nếu đạt 2 năm GV giỏi cấp trường thì được xét ở cấp quận/huyện. Đồng thời phải có báo cáo chuyên đề cấp huyện để góp phần bồi dưỡng chuyên môn cho GV của địa phương. Tương tự lên đến cấp tỉnh/thành phố, GV phải đạt giỏi 2 năm cấp quận/huyện thì mới đưa vào xét và phải có báo cáo chuyên đề cấp tỉnh. Đây thực chất là sinh hoạt chuyên môn do hội đồng bộ môn tổ chức” - ông Đầm góp ý.


    Giỏi ở đây là giỏi nghề, thể hiện gia tăng về chất lượng. Mục đích của ngành GD là giảm áp lực cho GV nhưng vẫn phải tôn vinh những nhà giáo giỏi, tâm huyết, sáng tạo. Những gì phức tạp và gây áp lực không đáng có cho GV sẽ kiên quyết loại bỏ. Tuy nhiên, cắt giảm không có nghĩa là đơn giản đến mức xuê xoa và làm cho xong. Các bước vẫn phải được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch. Tất cả phải vì sự tiến bộ của GV và học trò.



    Ông Hoàng Đức Minh


    Cũng theo ông Đầm, GV dạy giỏi phải là những người có ảnh hưởng tốt và góp phần vào bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Tức là phải vì sự tiến bộ của đồng nghiệp, chứ không vì bản thân mình. Ngoài ra, niên hạn công nhận GV dạy giỏi nên giới hạn trong 1 năm hoặc tối đa được bảo lưu trong 2 năm. Như vậy mới tạo ra sự phấn đấu của GV và không tạo ra áp lực cho họ.

    Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Dù thi hay xét cũng nhằm mục đích tôn vinh các nhà giáo có tay nghề giỏi. Thứ nữa là tạo động lực để nhà giáo phấn đấu trong nghề nghiệp và được cống hiến, lan tỏa đến đồng nghiệp khác.

    Về tiêu chí tín nhiệm của phụ huynh, ông Minh cho biết, đây không phải là phụ huynh đánh giá GV mà là lấy ý kiến tín nhiệm. Rõ ràng môi trường GD của chúng ta là: Gia đình, nhà trường và xã hội. Để GV dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi thì họ phải có rất nhiều hoạt động với phụ huynh. Vì thế, với phụ huynh cần có tín nhiệm chứ không phải đánh giá.

    “Chúng ta không làm khó và cũng không làm cho tình hình phức tạp thêm. Những gì không hiệu quả thì kiên quyết không làm. Quan điểm là đúng, đủ và tôn vinh được GV theo mục đích trên. Tuyệt đối không để áp lực này thành áp lực khác” - ông Minh nhấn mạnh.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này