Công ty Thiết kế web

Xiaomi: Thành công nhờ người hâm mộ và sự đổi mới không ngừng

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 22/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]
    CEO Xiaomi, Lei Jun (Lôi Quân)
    Xiaomi là công ty công nghệ của Trung Quốc được thành lập vào năm 2010. Họ nổi tiếng bởi việc sản xuất điện thoại chất lượng với giá rẻ, một phần bởi vì chi phí marketing của công ty khá khiêm tốn.


    Nhưng nếu không có chiến dịch quảng cáo rầm rộ, rất ít khi dùng người nổi tiếng để PR, vậy làm sao Xiaomi có thể chinh phục được khách hàng?

    Theo Reuters, câu trả lời chính là "nền tảng" fan hâm mộ trung thành, chẳng hạn như Wang Bin (29 tuổi), một fan-boy "cứng" của Xiaomi.

    Nhà của Wang được ví như một "ngôi đền" của hãng công nghệ này bởi anh có từ Tivi, đồng hồ, máy điều hòa nhiệt độ và máy lọc không khí đến từ "Hạt gạo nhỏ". Thậm chí cửa sổ, cửa ra vào và đèn trong nhà của Wang cũng được điều khiển bằng một ứng dụng cài trong chiếc smartphone Xiaomi.

    Wang Bin, fan cứng của Xiaomi
    Tờ Business Insider đã dùng từ rabid – điên cuồng để miêu tả về các fan của Xiaomi tại Trung Quốc. Các Mi Fan có Fan Club, có linh vật riêng (thỏ Mi Rabbit), ngày 6/4 hàng năm là ngày “Mi Fan” – ngày Xiaomi tổ chức những chiến dịch marketing đặc biệt và thông báo về sản phẩm mới.

    Vào ngày đó, các fan của Xiaomi từ khắp nơi ở Trung Quốc đều tham gia các sự kiện của hãng. Những đám đông này huyên náo đến nỗi cần có bảo vệ nghiêm ngặt để “kiểm soát đám đông”.

    Những fan trung thành chính là lực lượng làm marketing cho Xiaomi. Trên cộng đồng online MIUI, các fan giải thích cho nhau về ứng dụng, chức năng mới, là các tín đồ “truyền bá” thông tin về các sản phẩm mới của hãng.

    Cửa hàng Mi Store đầu tiên tại Việt Nam (Ảnh từ Kênh 14)
    Ở Việt Nam cũng vậy, cửa hàng Mi Store đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức khai trương tại Crescent Mall, TP HCM vào ngày 6/1 vừa qua.

    Cửa hàng đầu tiên này trưng bày các dòng sản phẩm trong hệ sinh thái của Xiaomi đã thu hút một lượng lớn người yêu thích công nghệ đến xếp hàng để trải nghiệm.

    Từ sáng sớm, hàng nghìn người đã đứng sẵn trước Mi Store dù phải chờ tới gần 11h cửa hàng mới chính thức khai trương. Nhiều người khá háo hức vì được trải nghiệm tận tay các thiết bị chính hãng từ Xiaomi.

    Vài năm trở lại đây, Xiaomi có rất nhiều thăng - trầm


    Tờ Reuters đã báo cáo rằng vào tháng trước, Xiaomi đã dùng ngân hàng CLSA, Goldman Sachs và Morgan Stanley làm nhà tài trợ cho đợt bán chứng khoán đầu tiên với công chúng (IPO). Có thể đánh giá giá trị của công ty lên đến 100 tỷ USD và trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới trong năm nay.

    Ông Hans Tung, một thành viên quản lý của GGV Capital, nhà đầu tư ban đầu của Xiaomi phát biểu: “Nhìn từ bên ngoài, con số 100 tỷ đô la ở trên hoàn toàn có thể, vì chúng đã được tính toán và con số là khả thi”.

    Phần lớn phụ thuộc vào sự thay đổi chiến lược của Xiaomi, với các mặt hàng sản phẩm và dịch vụ thông minh Internet of Things, cũng như việc mở các cửa hàng offline thay vì chỉ bán online như trước.

    Điều này tác động khá mạnh đến các thị trường trọng điểm như Ấn Độ và Đông Nam Á - nơi mà người ta thích việc "sờ tận tay day tận trán" rồi mới mua sản phẩm.

    Xiaomi và Lôi Quân từng được ví như Apple và Steve Jobs của Trung Quốc
    Nhưng thành công chưa được bao lâu, công ty đã gặp phải một vấn đề khá lớn. Smartphone Xiaomi rời khỏi top 5 tại Trung Quốc vào năm 2016, do sự cạnh tranh từ các đối thủ trong nước như Huawei, OPPO và Vivo.

    Cú ngã này đã buộc công ty phải rút lui khỏi một số thị trường nước ngoài vào năm 2016, và chuyển hướng sang các cửa hàng bán lẻ truyền thống và phát triển dịch vụ trí tuệ nhân tạo, cũng như dịch vụ internet.

    Sau đó, trong năm 2017, CEO Lei phấn khởi cho biết “thời gian tồi tệ nhất của công ty đã qua”, hơn nữa công ty đã vượt qua mục tiêu doanh thu 100 tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái.

    Niềm vui nối tiếp, khi Xiaomi giành được vị trí thứ 5 trong thị trường điện thoại thông minh toàn cầu vào năm 2017. Và quan trọng hơn là công ty đã vượt qua Samsung Electronics, là nhà cung cấp lớn nhất ở Ấn Độ.

    Cuối cùng, họ đã tìm lại vinh quang


    Mo Jia, chuyên gia phân tích của công ty nghiên cứu công nghệ Canalys cho rằng: Đây là bước ngoặt cũng như thử thách lớn nhất mà trước giờ công ty phải đối mặt khi mở rộng sang lĩnh vực mới, từ sau khi Xiaomi bị tụt giảm vào năm ngoái.

    Các nhà phân tích ước tính, thị trường di động thông minh trong nước cung cấp khoảng 80% doanh thu của Xiaomi. Tuy nhiên, theo các ngân hàng và nhà phân tích thì ước tính doanh thu của Xiaomi dự kiến sẽ đạt lợi nhuận ròng ít nhất là 1 tỷ USD vào năm 2017, con số này sẽ gấp đôi là 2 tỷ Mỹ kim trong năm nay.

    Wang Xiang, phó chủ tịch cao cấp tại Xiaomi của Bắc Kinh và cũng là giám đốc điều hành, người đứng đầu mảng kinh doanh quốc tế của công ty, nói với trang Reuters rằng các lợi nhuận chủ yếu của công ty từ các dịch vụ internet.

    “Chúng tôi có rất nhiều dịch vụ internet ở Trung Quốc, nhờ thế chúng tôi rất dư giả về mặt tài chính. Ngoài ra, chúng tôi chủ yếu kiếm lợi nhuận từ việc bán phần cứng”, ông Wang Xiang nói.

    “Vì thế, công ty hiện đang rất tích cực bổ sung nguồn lực và thuê nhân công nhiều hơn vào thị trường này”, Wang nói thêm.


    Hiện tại, Xiaomi có nhiều cộng đồng trực tuyến trên các thị trường khác nhau, và có một diễn đàn MIUI dành cho những người siêu hâm mộ sản phẩm của công ty. Ở trong diễn đàn này, Xiaomi sẽ đọc những ý kiến của những người hâm mộ trước những thị trường mới của công ty nhằm nắm mục tiêu.

    Ông Wang cho biết thêm: “Chúng tôi đã tạo ra những người hâm mộ cốt lõi từ diễn đàn MIUI, hàng năm các thành viên này sẽ được dự một bữa tiệc riêng do công ty tổ chức”.

    Họ hoạt động với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp như là một “vườn ươm” để phát triển thiết bị của mình, sau đó có thể được bán dưới dạng các sản phẩm có thương hiệu Xiaomi.

    Cuối cùng, CEO Wang còn cho biết:

    Hiện công ty vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc. Thứ nhất là phổ cập thương hiệu Xiaomi cho những người dùng đang còn lạ lẫm với thương hiệu bên cạnh việc xây dựng văn hóa người hâm mộ. Nếu thành công hai điều này, công ty sẽ nhận được nhiều sự quan tâm và chinh phục thị trường thế giới dễ hơn!

    Xem thêm:

    • Xiaomi Redmi 5 Plus bản 4GB/64GB: Duy nhất bán tại TGDĐ, giá cực tốt
    • Xiaomi bật mí về thiết kế của Mi MIX 2S, máy sẽ ra mắt ngày 27/3
     

trang này