Học sinh thực hành kỹ năng thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp. Ảnh: báo Bình Định Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về các vấn đề liên quan đến trẻ em và tầm quan trọng của việc bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; Tham gia phát hiện, ngăn chặn các hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại trẻ em, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em; biểu dương, nhân rộng những nhân tố tích cực, những mô hình sáng tạo, gương điển hình tốt về bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; cán bộ, giáo viên, nhân viên gương mẫu trước học sinh về các hành vi ứng xử, lối sống và đạo đức; thể hiện tốt vai trò của người đứng đầu cơ quan đơn vị, có ý thức trách nhiệm và cam kết tại cơ quan, đơn vị không có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm đạo đức nhà giáo. Sở GD&ĐT cũng nhấn mạnh việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra nề nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi bạo lực, xâm hại thể chất, tinh thần đối với trẻ; xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm. Bên cạnh đó, phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn, Hội, Đội trường học, giáo viên chủ nhiệm trong công tác phối hợp tại đơn vị và với phụ huynh; củng cố và phát huy hiệu quả của hoạt động tư vấn học đường; kịp thời thông báo, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường các hoạt động tuyên truyền thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa; công khai số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan chức năng tại địa phương và Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) để kịp thời can thiệp, hỗ trợ trẻ bị bạo lực, xâm hại. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .