Công ty Thiết kế web

Internal Link là gì? Cách đi internal links hiệu quả

Thảo luận trong 'Tin tức Digital Marketing' bắt đầu bởi itp_group, 29/12/21.

  1. itp_group

    itp_group New Member

    Internal Link là gì? Là yếu tố vô cùng quan trọng trong các chiến lược SEO Website để giúp thương hiệu cũng như những thông tin mà bạn muốn khách hàng biết được sẽ tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Việc này sẽ tác động rất nhiều đến từ khóa và công cụ tìm kiếm cho nên bạn phải có cách tối ưu và hướng xây dựng mô hình Internal Link hợp lý. Vậy thì cụ thể Internal Link là gì, các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
    Internal Link là gì?
    Internal Link là liên kết nội bộ được sử dụng rất nhiều trong các chiến lược SEO. Nếu như bạn sử dụng Internal Link trong bài, thì sẽ giúp điều hướng người dùng từ URL này chuyển sang URL khác nhằm tăng Traffic cho Web và tạo được sự uy tín của Website đối với người dùng cũng như Bot Google. Đặc điểm của Internal Link đó là liên kết với các bài Web trong nội dung trên các trang của cùng một tên miền. Đến đây bạn cũng hiểu được Internal Link là gì phải không nào, chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề tiếp theo có trong bài nhé.

    [​IMG]

    Internal Link là gì? Là liên kết nội bộ được sử dụng rất nhiều trong các chiến lược SEO

    External Link là gì?
    Khác với Internal Link là liên kết nội bộ chỉ trong các trang có cùng 1 tên miền, thì External Link trỏ về những Website khác có cùng nội dung với trang Web của bạn. External Link được chia thành hai dạng đó là: Inbound Link và Outbound Link. Inbound Link hay còn gọi là Backlink, công dụng là trỏ Website của bạn đến với những trang Web khác. Outbound Link là những đường Link trở từ trang Web khác đến với Website của bạn. External Link là gì? đó là tăng chất lượng của trang Web trong SEO và thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.

    [​IMG]

    External Link trỏ về những Website khác có cùng nội dung với trang Web của bạn

    Lợi ích của cấu trúc liên kết nội bộ
    Lợi ích của Internal Link là gì? Đối với người dùng Internal Link sẽ giúp cho người dùng có thể liên tiếp tìm hiểu thông tin cụ thể về một vấn đề mà họ thắc mắc. Đối với các công cụ tìm kiếm, sẽ giúp cho hiển thị các đường liên kết trên Internet để có thể lập chỉ mục trên các trang Web. Do đó việc tìm kiếm thông tin, dữ liệu cũng trở nên dễ dàng hơn. Nếu như bạn có cách đặt Internal Link hợp lý, Google sẽ hiểu được toàn bộ thông tin mà bạn muốn truyền đạt để có thể sắp xếp thứ hạng cũng như thân thiện với các công cụ tìm kiếm khi khách hàng truy vấn.

    Đối với Website, công việc của Internal Link là gì, đó chính là thiết lập hệ thống phân cấp thông tin trong Website của bạn, tạo ra một mối liên kết nhất định giữa các Website. Ngoài ra, còn giúp đẩy từ khóa lên Top, tỷ lệ thoát trang sẽ giảm đáng kể và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi đối với khách hàng khi đọc thông tin hơn.

    [​IMG]

    Những lợi ích của cấu trúc internal link

    So sánh Internal Link và External Link (liên kết nội bộ và liên kết ngoài)
    Muốn tìm hiểu và có cái nhìn rõ ràng hơn về Internal Link, External Link các bạn cùng xem qua sự so sánh được nêu rõ dưới đây, đối với 2 loại Link này nhé:

    Liên kết nội bộ: Sử dụng liên kết nội dung sẽ rất dễ dàng, thời gian nhanh chóng và có được kết quả cao. Tăng sự uy tín và thân thiện đối với các trang trong một Website. Liên kết nội bộ xuất hiện ở phần định hướng trong nội dung của bài viết để định hướng và điều hướng Website.

    Liên kết ngoài: Đối với liên kết ngoài sẽ khó kiểm soát hơn so với liên kết nội bộ. Công việc là truyền tín hiệu từ các Website khác để điều hướng về trang Web của bạn nhằm tăng Domain Authority. Loại liên kết này được xuất hiện giữa các chữ trong nội dung bài viết.

    [​IMG]

    So sánh Internal Link và External Link

    Hướng xây dựng mô hình SEO Internal Link hiệu quả
    Dưới đây là những Mô hình Internal Link được rất nhiều SEOer áp dụng để thực hiện những chiến dịch SEO Web được thuận lợi hơn, cùng tìm hiểu ngay thôi nào:

    Mô hình Kim tự tháp
    Khi áp dụng mô hình Kim tự tháp sẽ rất thích hợp khi bạn seo trang chủ hay chuyên mục. Trang chủ sẽ được liên kết đến những chuyên mục quan trọng được liệt kê trong trang Web một cách hợp lý và ngược lại. Ngoài ra, có các chuyên mục không liên quan đến trang chủ cũng được liên kết đến những bài viết có liên quan. Mô hình này rất thích hợp cho những loại Website từ 100 đến 100 Page.

    Mô hình bánh xe
    Mô hình bánh xe sẽ được sử dụng khi bạn muốn SEO nhiều từ khóa trên cùng một trang Web. Chính vì thế, việc tập trung và điều hướng cũng không còn tập trung vào một mục đích duy nhất là hướng về trang chủ như mô hình Kim tự tháp. Cấu trúc này sẽ giúp cho đi Link đến tất cả các trang con trên Web của bạn, khi bạn chia đều cho các trang thì việc SEO từ khóa cũng sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, với mô hình bánh xe này thường không được Bot Google đánh giá cao vì công đoạn tìm trang đích rất tốn thời gian, cho nên bạn hãy xem xét tình hình Website của mình và lựa chọn mô hình phù hợp nhé.

    Mô hình Silo
    Mô hình Silo sẽ càng tăng độ liên quan của Website đối với Google khi bạn có chứa nhiều nội dung có liên quan đến chủ đề chính của Website. Nếu trang Web của bạn có đầy đủ những thông tin để người dùng có thể truy vấn, thì dĩ nhiên bạn sẽ có được những lợi ích rất tuyệt vời trong tương lai về phát triển thương hiệu và gia tăng doanh số. Mô hình Silo nói đơn giản là phân chia thứ bậc và sắp xếp nội dung theo từng chuyên mục có liên quan với nhau, sắp xếp chúng thành một nhóm để người dùng dễ tìm kiếm thông tin.

    Mô hình SEO Internal Link cho Web cua ITP Group
    Cách đặt Internal Link và kiểm tra Internal Link mà các bạn nên biết để có thể tối ưu SEO tốt cho Website của bạn.

    • Xác định chủ đề chính bằng các công cụ tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa như Keyword Tool, …
    • Lập cấu trúc cho Website của bạn, để hình dung phân cấp cụ thể cho Website
    • Kiểm tra cấu trúc liên kết với Website bạn cần xem qua cấu trúc hiện tại của Web sau đó chèn Internal Link vào bài viết giúp các khách hàng của bạn nắm rõ được thông tin cụ thể. Bạn sẽ phải củng cố từng chủ đề trang và nắm được hành vi tìm kiếm của khách hàng
    • Đăng tải bài viết liên quan đến từ khóa theo đúng mục tiêu đã đề ra, và bạn phải chắc chắn rằng những từ khóa đều được liên kết nội bộ với nhau
    [​IMG]

    Internal Link là gì Hướng xây dựng mô hình SEO Internal Link hiệu quả

    Một số lưu ý khi xây dựng liên kết nội bộ
    Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên quan tâm để có thể có được chiến lược liên kết nội bộ hợp lý và xây dựng Internal Link chất lượng

    • Liên kết tới những trang liên quan
    • Đặt trên trang có Traffic cao
    • Đa dạng Anchortext nội bộ
    • Xây dựng Menu trên đầu Website
    • Đặt Internal Link liên quan đến ngữ cảnh để có thể tăng lượng truy cập
    • Đặt Link ở dưới chân trang
    • Internal Link bao nhiêu là đủ, Internal Link chỉ nên đặt từ 3 đến 5 Link trong một bài là hoàn hảo
    • Internal Link không nên chèn thêm thẻ Nofollink việc này sẽ giảm mức độ rủi ro khi muốn có thứ hạng cao
    • Không sử dụng các từ khóa thể hiện sự ép buộc như: Bấm tại đây, Click để Download,..
    • Không được sử dụng công cụ Javascript để xây dựng liên kết nội bộ vì nó không hề thân thiện với các công cụ tìm kiếm
    [​IMG]

    Những lưu ý khi xây dựng internal link

    Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn rõ Internal Link là gì cũng như cách tạo Internal Link tốt nhất để cải thiện SEO cho Web. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc, hãy nhấc máy và liên hệ ngây với ITP Group qua Hotline: 028 9998 9999 để được tư vấn và hỗ trợ đúng với mong muốn của bạn nhé. Đừng quên theo dõi Website ITP Group để bổ sung thêm nhiều kiến thức mới về Marketing mỗi ngày nha.
    ITP Group - trực thuộc công ty cổ phần tập đoàn ITP, là công ty Agency Marketing chuyên cung cấp các dịch vụ như SEO Website, Content, Thiết kế website, Chạy Ads.... uy tín tại Thành Phố Hồ Chí Minh
     

trang này