Công ty Thiết kế web

Sửa loa uy tín ở đâu ?

Thảo luận trong 'Sửa chữa - Lắp đặt - Bảo hành' bắt đầu bởi h2shoptsn6868, 29/5/22.

  1. h2shoptsn6868

    h2shoptsn6868 Member

    Sửa loa đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao!
    Trong dàn hệ thống âm thanh, loa là thiết bị không thể thiếu trong việc giữ vai trò phát ra âm thanh. Hiện nay, nhu cầu nghe nhạc, giải trí ngày càng tăng cao. Vì thế, loa và các thiết bị âm thanh khác luôn được sử dụng tối đa, để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài sử dụng, những thiết bị âm thanh nói riêng và các thiết bị điện tử khác nói chung. Sẽ không tránh khỏi hư hỏng và xuất hiện những trục trặc khi sử dụng. Chính vì yếu tố này, nhu cầu sửa loa được tăng cao.Tìm hiểu về cách vận hành của loa
    Nguyên lí vận hành chung
    Loa là thiết bị được thiết kế rất đơn giản. Ở phía sau của loa, sử dụng một nam châm vĩnh cửu được gắn chặt vào trong một khung cố định. Khi điện được truyền dẫn vào loa, điện trường thay đổi làm cuộn đồng trong nam châm rung lên. Liên kết với cuộn đồng là màng chắn được làm bằng giấy hay plastic. Màng chắn sẽ chuyển động rung tới lui, để làm di chuyển không khí trước loa. Dựa vào đó, sóng âm sẽ được tạo ra. Âm thanh sẽ được phát ra, khi các sóng âm được truyền tải ra ngoài.

    Khi dòng điện lưu động theo một hướng, màng chắn sẽ rung ra xa khỏi nam châm. Khi dòng điện lưu động theo hướng ngược lại, màng chắn rung di chuyển ngược về. Sự lưu động của dòng điện được thay đổi tới lui mục đích để khớp với tần số của sóng âm mà loa phải tạo ra. Đối với tần số thấp, thay đổi lưu động có thể lên đến vài chục lần trên mỗi giây. Đối với tần số cao, có thể thay đổi lưu động lên đến khoảng 20 nghìn lần hoặc hơn trong mỗi giây.

    Kích thước của loa sẽ ảnh hưởng đến tần số âm thanh mà loa có thể tái tạo tốt nhất. Loa với kích thước lớn hơn có thể làm chuyển động nhiều không khí hơn, nhưng không thể di chuyển nhanh.Vì thế, loại này được dùng để tạo âm trầm. Đối với loa kích thước nhỏ hơn, sẽ không làm chuyển động không khí nhiều nhưng có thể chuyển động nhanh hơn. Vì thế được dùng để tạo âm bổng. Những lỗi cơ bản khi sử dụng khiến chúng ta cần phải sửa loa
    Nhu cầu sửa loa ngày càng tăng cao. Tuy nhiên để khắc phục tình trạng này, các bạn cần chú ý đến một số nguyên nhân khiến loa dễ bị hư hỏng. Nhằm giảm thiểu tối đa loa bị hư. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân cơ bản nhất trong quá trình sử dụng khiến loa bị hư hỏng hoặc những đề loa hay gặp phải như sau:

    Sử dụng vượt quá công suất cho phép của hệ thống loa. Hoặc chỉ có một amply nhưng lại có quá nhiều loa và đấu nối để amply tải hết bằng đẩy loa.

    Không phân biệt trong việc sử dụng loa trong nhà và loa ngoài trời. Sử dụng loa sai không gian, sử dụng vượt quá công suất cũng là nguyên nhân khiến loa nhanh hư.

    Việc chia crossover không đúng. Phải luôn kiểm tra các thông số kỹ thuật của loa trước khi chia crossover. Vì Crossover sẽ cho tần số của treble, mid quá thấp hoặc amply tải loa treble quá lớn. Thì việc hư hỏng loa không thể tránh khỏi.

    Chỉnh Equalizer không hợp lý. Một số người không hiểu về thiết bị thường có xu hướng chỉnh giống sự hướng dẫn từ người khác. Lưu ý Equalizer có chức năng cắt những gì dư, chứ không phải để tăng những gì thiếu.

    Compressor và Limiter là những thiết bị có chức năng bảo vệ loa trong dàn âm thanh. Tuy nhiên, Sử dụng Compressor/Limiter không chính xác hay không đúng cách cũng sẽ gây những tổn hại nhất định đến loa.

    Vô tính gây ra những tiếng nổ lớn, đây là tác nhân gây hại nhiều nhất cho loa, rất dễ dẫn đến hư, cháy loa.

    Thiếu Headroom là hiện tượng không đủ khoảng dự trữ âm thanh cần thiết. Dẫn đến tình trạng amply lẫn loa luôn quá tải khi sử dụng.

    Các tín hiệu từ Mixer, Effec hay Equalizer.. quá tải trước khi xuống amply. Vì thế cần chú ý đến Gain của các nguồn phát để đảm bảo tín hiệu âm thanh truyền xuống amply phù hợp nhất.

    Khi loa đang gặp vấn đề mà vẫn tiếp tục sử dụng. Nên dừng lại và kiểm tra xem nguyên nhân khiến loa đang gặp vấn đề. Đồng thời khắc phục rồi hãy tiếp tục để đảm bảo tuổi thọ của loa.

    Những sự cố phổ biến cần sửa chữa loa ngay
    Loa bị rè, bị sôi
    Nguyên nhân loa bị rè
    Không có dây tiếp đất nên dẫn đến loa bị méo tiếng hoặc bị sôi.
    Nguồn điện cấp có những xung mạnh, vì nối cùng với các động cơ hoặc từ nguồn khác.
    Chiết áp volume kém, cũ và tiếp xúc không tốt, sẽ dẫn đến tiếng nổ lụp bụp, sôi khi loa hoạt động.
    Dây loa, dây gần thiết bị bức xạ sóng mạnh cũng làm loa bị sôi theo mức ảnh hưởng.
    Jack cắm loa kém hoặc ổ cắm dây jack kém, sẽ làm chập hở mát nếu trang bị lại các jack sẽ ít sôi hơn.
    Loa bị rè nguyên nhân hay để micro hú dài.
    Hệ thống loa không đủ công suất để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
    Sử dụng EQ quá mức là nguyên nhân gây ra hiện tượng loa bị rè hoặc bị sôi và chất âm sẽ không được như mong muốn.
    Amply đang bị quá tải không đủ tải công suất của loa.
    Tín hiệu vào bàn mixer và EQ bị quá tải trước khi xuống Power.
    Sử dụng loa khi loa có hiện tượng bị hỏng
    Cách sửa loa bị rè
    Các nguyên nhân gây hỏng loa sẽ xuất hiện ở phần cứng loa. Việc sửa loa cũng như cách khắc phục để loa giảm hư, gồm các cách như sau:

    Lấy tay ấn nhẹ và đều vào màng loa nếu không thấy sát là loa ổn và ngược lại nếu sát thì phải quấn lại loa.
    Kiểm tra ống côn dây loa, xem có bị cạ vào lõi nam châm hay không. Nguyên nhân do khi quấn lại loa, canh không đúng.
    Kiểm tra rè do màng loa bị rách, giãn do bị ướt nước hay do làm lệch tâm lõi côn loa .
    Loa rè là do bong keo dán màng loa với côn, bong keo giữa màng và nhện loa, và do bụi hoặc có vật rơi vào trong phần côn loa, có vài kiểu loa có một lỗ ở giữa cục sắt của củ loa….vì thế cần kiểm tra những điểm này.
    Kiểm tra loa xem có sự xuất hiện của côn trùng dẫn đến gây kẹt côn loa.
    Ngoài ra, kiểm tra loa nguyên nhân rè có phải xuất phát từ dây dẫn từ trạm dây loa vào màng sắp đứt rời.

    Loa bị mất bass
    Cách nhận biết
    Trong âm nhạc, tiếng Bass là dãy âm tần dễ nhận biết nhất, bao gồm 3 loại bass điển hình: Bass sâu, Bass trung và Bass cao. Cảm nhận âm Bass là thưởng thức cái hay, nét tinh tế và chất lượng. Vì tiếng bass được ví như cái sườn của giai điệu và nhịp điệu trong âm nhạc. Khi sử dụng thiết bị vào khoảng thời gian nhất định. Thì loa bass sẽ xuất hiện tình trạng hư hỏng với những lỗi cơ bản nhất điển hình như loa mất bass.Loa thùng và cách sửa chữa loa thùng hiệu quả
    Thùng loa hay còn được gọi là hộp loa – nơi chứa toàn bộ các thành phần của một hệ thống loa. Khoảng không gian bên trong, có tầm quan trọng không hề nhỏ đến hoạt động của loa. Các loa đứng thường cho chất lượng âm tốt hơn với âm trầm sâu hơn. Vì nhờ vào khoảng không gian bên trong đủ lớn. Bên cạnh kích thước, vật liệu chế tạo cũng như độ dày của thùng. Cũng ảnh hưởng tác động không nhỏ đến chất lượng âm thanh. Hầu hết các kiểu mẫu thiết kế của loa đều được làm bằng gỗ với thành rất dày. Mục đích giảm thiểu rung tốt nhất.

    Ngày nay, nhu cầu tận hưởng những giai điệu cuộc sống ngày càng được nâng cao. Việc sử dụng hệ thống âm thanh để nghe nhạc, hát … được phục vụ vào mục đích giải trí. Chính vì thế, việc sử dụng loa âm thanh trở nên phổ biến. Và tất cả thiết bị điện tử nào cũng vậy, khi sử dụng trong khoảng thời gian dài sẽ xảy ra tình trạng hư hỏng.

    Nguyên nhân khiến loa hư là quá trình sử dụng vì thời tiết ẩm ướt. Hoặc sử dụng loa đập nhiều, co giãn nhiều là nguyên nhân dẫn đến màng loa rách, gân loa bong ra và khiến âm thanh sẽ không được hay và không được như ban đầu.

    Đối với trường hợp này, nếu có kiến thức về sửa chữa loa thùng thì rất tiện cho bạn có thể sửa ngay tại nhà. Còn nếu không, thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên viên kỹ thuật có kinh nghiệm về thiết bị hệ thống âm thanh.LIÊN HỆ MUA HÀNG
    1900 6063
    13/14 Lê Thánh Tôn, P.Bến Nghé, Q1
    02835 218 218
    0902 702 799
    Số 1 Gò Dầu, P. Tân Quý, Q. Tân Phú
    028 220 56789
    09 0246 1357
    Thời gian làm việc:
    Thứ 2 - Thứ 7: 8h00 đến 21h30
    Chủ nhật: 8h00 đến 17h00
     

trang này