Ở nơi này, việc đi học của trẻ phụ thuộc vào lá phiếu mà cha mẹ các em bốc thăm được. May mắn có suất học trường công, nếu không cha mẹ đành gửi con trường ngoài công lập. Song song với tuyển trò, đội ngũ GV mầm non cũng được tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu dạy học, mở thêm lớp. Bốc thăm vào lớp Áp lực tuyển sinh không nhiều, tại trường mầm non ở khu vực nông thôn hay miền núi, việc xin học cho con rất đơn giản, các bậc phụ huynh chỉ việc đến trường nộp đơn và hoàn tất thủ tục nhập học khi đến ngày. Thậm chí, có nơi tình trạng giáo viên đến nhà vận động cha mẹ cho học sinh ra lớp vẫn diễn ra. Ở chiều hướng ngược lại, gia đình sinh sống tại khu đô thị lớn, nơi tập trung đông dân cư, hệ thống trường công lập không theo kịp sự gia tăng dân số nên không ít phụ huynh phải ngược xuôi tìm chỗ học cho con. Cũng bởi học trò đông, trường lớp ít, bên cạnh phương án tuyển sinh truyền thống, bốc thăm được nhiều nơi lựa chọn. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Hiệu trưởng Trường MN Hoa Hướng Dương (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Trường tuyển sinh 85 cháu có hộ khẩu thường trú tại phường Cống Vị. Hình thức thực hiện là đăng ký tuyển sinh trực tuyến hoặc trực tiếp tại trường và nhận phiếu hẹn. Nếu số lượng học sinh đăng ký xin học vượt quá chỉ tiêu, phụ huynh sẽ phải bốc thăm. TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây đối mặt sự gia tăng nhu cầu gửi trẻ của nhiều gia đình. Bà Vi Bích Hạnh, Trưởng phòng GD&ĐT TP Hạ Long cho hay: Phòng GD&ĐT đã yêu cầu các trường MN trên địa bàn phối hợp với UBND phường thực hiện tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh cập nhập thông tin về thời gian và phương thức tuyển sinh của từng trường; xây dựng nội dung chi tiết thông báo tuyển sinh, phương án tuyển sinh. Tuy nhiên, trường hợp số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu của trường, cần có kế hoạch xét tuyển sinh phù hợp, bảo đảm quyền đi học của học sinh có hộ khẩu trên địa bàn. Giờ ăn của HS Trường MN Hoa Hồng, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Gấp rút tuyển giáo viên Là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, theo bà Vũ Thị Bích Ngọc, Trưởng phòng GD Mầm non (Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc), những năm gần đây, số trẻ mầm non đến tuổi ra lớp liên tục tăng, nhất là khu vực ven cụm công nghiệp, trung tâm huyện, thành phố. Số lượng trẻ tăng đồng nghĩa với việc mở thêm lớp học, nhu cầu bổ sung GV cũng theo đó nhiều hơn. Phòng đã chỉ đạo các trường linh hoạt trong tuyển sinh, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được đi học đúng tuổi, đúng địa bàn. Giải pháp tăng cường biên chế được đặt ra, hiện Vĩnh Phúc bổ sung chỉ tiêu cho các trường để bảo đảm hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ. Để đáp ứng yêu cầu GV cho các trường mầm non năm học tới, trong số 585 chỉ tiêu tuyển dụng đặc cách giáo viên tại huyện Vĩnh Tường có 572 chỉ tiêu GV mầm non. Tương tự, huyện Vĩnh Tường được bổ sung 514 chỉ tiêu, Yên Lạc: 401 chỉ tiêu, Lập Thạch: 384 chỉ tiêu, Bình Xuyên: 354, thấp nhất là Tam Đảo với 209 chỉ tiêu. Việc bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế cho các trường công lập sẽ góp phần giảm áp lực cho GV, đồng thời công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn. Khẳng định đáp ứng đủ nhu cầu học cho trẻ mầm non, đồng thời tỉnh cũng bổ sung biên chế GV để nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, ông Vũ Đức Thọ, cho biết: Năm học vừa qua, chúng tôi đã tuyển bổ sung 505 GV mầm non, nâng tổng số cán bộ quản lý và giáo viên của bậc học này lên trên 8.500 người. Đến thời điểm này, dù thêm những lo lắng về diễn biến mới dịch Covid-19, nhưng các trường MN đều lên kế hoạch tuyển sinh. Quan điểm chỉ đạo của sở GD&ĐT là không để học sinh thiếu chỗ học, cũng như biên chế đủ GV, bảo đảm chất lượng trong nuôi dạy trẻ. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .